Những chú chó 'trị liệu'
Tại các bệnh viện Mỹ, nhất là bệnh viện tuyến trên hoặc chuyên về ung thư, tâm thần, nhà dưỡng lão, hình ảnh các chú chó vẫy đuôi, thậm chí leo lên giường bệnh, chạy dọc theo hành lang không phải là hiếm.

Chó trị liệu rất giỏi trong việc "chăm sóc" các bệnh nhân - Ảnh: HUYNH TRAN
Dùng chó hoặc thú nuôi để trị có những kết quả khả quan tại Anh và nhiều nước trên thế giới.
Chữa bệnh, làm bạn
Dùng chó hoặc thú nuôi để trị liệu đã có từ những năm thế kỷ 18 khi William Tuke dùng thú nuôi trong trị liệu tâm thần có những kết quả khả quan tại Anh. Tuke cho rằng chữa trị bệnh tâm thần nên có những yếu tố nhân văn và dùng thú nuôi là một trong những cách đó.
Càng về sau này, các nghiên cứu lâm sàng dùng thú nuôi hay chó để chăm sóc người bệnh đã có những kết quả rất khả quan như giảm stress, tăng nụ cười cho người bệnh và gia đình, cuối cùng tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
Các thú nuôi như mèo, chó, ngựa, thậm chí như cá heo đều có thể chuyển thành thú nuôi trị liệu. Tuy nhiên, chó thường được dùng nhất trong thú nuôi trị liệu vì tính thuần hóa cao, dễ dạy, thông minh, và đặc biệt là vì chó là người bạn cực kỳ trung thành với con người.
Năm 1976, Elaine Smith là một điều dưỡng, một trong những người đầu tiên ghi nhận cảm giác bệnh nhân thay đổi tốt khi họ tiếp xúc với chó của bà. Từ đó, Elaine lập ra chương trình đào tạo chó trị liệu để gửi đến bệnh viện và các trung tâm dưỡng lão, thậm chí nhà tù.
Cùng học hỏi "điều trị"
Để chó trở thành thú trị liệu trong y khoa, người chủ của chó và chó phải cùng nhau học hỏi thành một nhóm hiệu quả. Quá trình này có thể mất hàng tháng hoặc vài năm. Các yêu cầu cơ bản để chó có thể trở thành chó trị liệu:
1. Khả năng nghe lời
2. Hiền và bình tĩnh trong môi trường ồn ào
3. Có sức khỏe tốt, ít nhất 1 tuổi
4. Được đăng ký kiểm tra đầy đủ
5. Có người chủ theo cùng.
Tại Mỹ, tổ chức American Kennel Club, thành lập từ năm 1884, là một trong những tổ chức công nhận chó trị liệu thông qua các tổ chức thành viên.
Có nhiều danh hiệu cho chó trị liệu như chó trị liệu sơ khởi (AKC Therapy Dog Novice) với 10 lần thăm bệnh cho đến chó trị liệu xuất sắc (AKC Therapy Dog Distinguished) với trên 400 lần thăm bệnh nhân thành công.
Thường các bệnh viện sẽ yêu cầu AKC chó trị liệu trên 100 lần trở lên để bảo đảm chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Để trở thành chó trị liệu, chó và người chủ phải trải qua một kỳ thi nghiêm ngặt, đặc biệt là chú chó. Theo quy định của Therapy Dog International thì chó phải thi đậu 13 bước cơ bản như ngồi im, tương tác với trẻ em, nghe lời... trước khi được chứng nhận.
Tuy học cực khổ và làm việc khá vất vả, đa số chó trị liệu và chủ không lãnh lương đồng nào. Họ thường là các tình nguyện viên trong bệnh viện và thường cũng là bệnh nhân nên hiểu rõ nỗi sợ hãi, stress và cô đơn khi ở bệnh viện.
Năm Tuất, viết về chó trị liệu nhắc cho chúng ta về một bạn quý và trung thành bên cạnh chúng ta mỗi ngày. Người bạn này ngoài giữ nhà còn có thể chữa bệnh và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bạn trung thành này đôi khi vẫn chưa được đối xử tốt khi nạn bắt và trộm chó còn xảy ra thường xuyên.
Chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retrievers - Ảnh: HUYNH TRAN
Chó trị liệu (therapy dog) khác với chó làm hướng dẫn (assisted or service dog) vì chó trị liệu được huấn luyện để tương tác nhiều bệnh nhân khác nhau, trong khi chó hướng dẫn thường chỉ phục vụ một người (chủ hoặc bệnh nhân) trong một khoảng thời gian dài.
Chó Phú Quốc có thể làm chó trị liệu
Có nhiều loại chó để có thể huấn luyện làm chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retriever do loại này rất hiền. Golden Retriever là loại chó lớn, gốc từ Scotland, nặng khoảng 30kg, sống khoảng 10-12 năm. Trong các loại chó tại Việt Nam, chó Phú Quốc tuy nhỏ hơn Golden Retriever nhưng lại có những tính năng tương tự, có thể phù hợp để huấn luyện thành chó trị liệu tại Việt Nam.

Chó trị liệu rất giỏi trong việc "chăm sóc" các bệnh nhân - Ảnh: HUYNH TRAN
Dùng chó hoặc thú nuôi để trị có những kết quả khả quan tại Anh và nhiều nước trên thế giới.
Chữa bệnh, làm bạn
Dùng chó hoặc thú nuôi để trị liệu đã có từ những năm thế kỷ 18 khi William Tuke dùng thú nuôi trong trị liệu tâm thần có những kết quả khả quan tại Anh. Tuke cho rằng chữa trị bệnh tâm thần nên có những yếu tố nhân văn và dùng thú nuôi là một trong những cách đó.
Càng về sau này, các nghiên cứu lâm sàng dùng thú nuôi hay chó để chăm sóc người bệnh đã có những kết quả rất khả quan như giảm stress, tăng nụ cười cho người bệnh và gia đình, cuối cùng tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
Các thú nuôi như mèo, chó, ngựa, thậm chí như cá heo đều có thể chuyển thành thú nuôi trị liệu. Tuy nhiên, chó thường được dùng nhất trong thú nuôi trị liệu vì tính thuần hóa cao, dễ dạy, thông minh, và đặc biệt là vì chó là người bạn cực kỳ trung thành với con người.
Năm 1976, Elaine Smith là một điều dưỡng, một trong những người đầu tiên ghi nhận cảm giác bệnh nhân thay đổi tốt khi họ tiếp xúc với chó của bà. Từ đó, Elaine lập ra chương trình đào tạo chó trị liệu để gửi đến bệnh viện và các trung tâm dưỡng lão, thậm chí nhà tù.
Cùng học hỏi "điều trị"
Để chó trở thành thú trị liệu trong y khoa, người chủ của chó và chó phải cùng nhau học hỏi thành một nhóm hiệu quả. Quá trình này có thể mất hàng tháng hoặc vài năm. Các yêu cầu cơ bản để chó có thể trở thành chó trị liệu:
1. Khả năng nghe lời
2. Hiền và bình tĩnh trong môi trường ồn ào
3. Có sức khỏe tốt, ít nhất 1 tuổi
4. Được đăng ký kiểm tra đầy đủ
5. Có người chủ theo cùng.
Tại Mỹ, tổ chức American Kennel Club, thành lập từ năm 1884, là một trong những tổ chức công nhận chó trị liệu thông qua các tổ chức thành viên.
Có nhiều danh hiệu cho chó trị liệu như chó trị liệu sơ khởi (AKC Therapy Dog Novice) với 10 lần thăm bệnh cho đến chó trị liệu xuất sắc (AKC Therapy Dog Distinguished) với trên 400 lần thăm bệnh nhân thành công.
Thường các bệnh viện sẽ yêu cầu AKC chó trị liệu trên 100 lần trở lên để bảo đảm chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Để trở thành chó trị liệu, chó và người chủ phải trải qua một kỳ thi nghiêm ngặt, đặc biệt là chú chó. Theo quy định của Therapy Dog International thì chó phải thi đậu 13 bước cơ bản như ngồi im, tương tác với trẻ em, nghe lời... trước khi được chứng nhận.
Tuy học cực khổ và làm việc khá vất vả, đa số chó trị liệu và chủ không lãnh lương đồng nào. Họ thường là các tình nguyện viên trong bệnh viện và thường cũng là bệnh nhân nên hiểu rõ nỗi sợ hãi, stress và cô đơn khi ở bệnh viện.
Năm Tuất, viết về chó trị liệu nhắc cho chúng ta về một bạn quý và trung thành bên cạnh chúng ta mỗi ngày. Người bạn này ngoài giữ nhà còn có thể chữa bệnh và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bạn trung thành này đôi khi vẫn chưa được đối xử tốt khi nạn bắt và trộm chó còn xảy ra thường xuyên.
Chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retrievers - Ảnh: HUYNH TRAN
Chó trị liệu (therapy dog) khác với chó làm hướng dẫn (assisted or service dog) vì chó trị liệu được huấn luyện để tương tác nhiều bệnh nhân khác nhau, trong khi chó hướng dẫn thường chỉ phục vụ một người (chủ hoặc bệnh nhân) trong một khoảng thời gian dài.
Chó Phú Quốc có thể làm chó trị liệu
Có nhiều loại chó để có thể huấn luyện làm chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retriever do loại này rất hiền. Golden Retriever là loại chó lớn, gốc từ Scotland, nặng khoảng 30kg, sống khoảng 10-12 năm. Trong các loại chó tại Việt Nam, chó Phú Quốc tuy nhỏ hơn Golden Retriever nhưng lại có những tính năng tương tự, có thể phù hợp để huấn luyện thành chó trị liệu tại Việt Nam.
Bài liên quan
- Tại sao phái đẹp tấn công, đàn ông "co giò" bỏ chạy?
- Để đạt được thành công, đàn ông cần thay đổi những gì?
- Nếu không muốn nghèo khó cả đời, hãy nhớ kỹ điều này
- Vợ lập kế hoạch ngoại tình quá tinh vi, tôi cay đắng nhưng bái phục
- Vì ham mê quyền lực, tôi mắc lừa gã sếp biến thái
- Những kiểu người chỉ có phá cuộc sống của bạn
- Khoa học chứng minh: Tại sao có những người luôn đi trễ?
- Cư dân mạng thi nhau khoe "sớ chống mất" để đề phòng ví không cánh mà bay khi đi chơi Tết
- Đại gia mua tặng người yêu bó hồng giá gần 160 triệu dịp Valentine
- Nặng tới 135kg, cô gái từng suýt chết trên biển vì không bơi kịp vào bờ quyết định giảm cân, làm lại cuộc đời
- Đút túi tiền triệu từ cho thuê áo dài, make-up dạo
- 6 câu hỏi dịp Tết chứng tỏ nhiều người Việt lười suy nghĩ trong giao tiếp